Cách đánh giá một nền kinh tế

Tác giả: T/S ALAN PHAN

Bài đã được xuất bản.: 20/06/2012 04:00 GMT+7

Ngoài việc làm cho túi tiền của dân càng ngày càng phồng to, bộ máy lãnh đạo phải tạo thương hiệu, hay “niềm tin” của khách hàng vào chất lượng dịch vụ của mình. Ít nhất là họ phải tin rằng người bán sẽ giao đúng món hàng, đúng giờ và đúng giá… như lời hứa.

Khi nói chuyện kinh tế, nhiều chuyên gia thường lên giọng nghiêm túc và dùng những danh từ khó hiểu nhất pha lẫn những khẩu hiệu chính trị rồi kèm theo những con số thường là do các nhóm lợi ích cung cấp để không ai thấy rõ những mục tiêu riêng của mình và phe nhóm. Thực ra, sự điều hành kinh tế của một quốc gia không khác gì việc điều hành một doanh nghiệp. Một nền kinh tế cũng cần doanh thu (thuế, hàng xuất khẩu, kiều hối…), vốn đầu tư (FDI, FII, dự trữ ngoại tệ, vốn vay..), chi phí (nhân sự, giá vốn hàng hóa hay dịch vụ, hậu cần…), lời hay lỗ (dòng tiền âm hay dương…), tài sản và nợ, thương hiệu (niềm tin và sự thỏa mãn của người dân), mức tăng trưởng v.v…

Do đó, chúng ta có thể đánh giá khả năng thành công hay thất bại của một nền kinh tế dựa trên những chỉ tiêu áp dụng cho doanh nghiệp.

Khi họp để bàn về một dự án hay một doanh nghiệp, hội đồng thẩm định của quỹ đầu tư thường lưu ý đến 4 yếu tố then chốt trong vấn đề khả thi: sản phẩm hay dịch vụ; ban quản trị; kế hoạch tiếp thị và hiệu quả tài chính.

Einstein có nhắc chúng ta là “không ngừng đặt câu hỏi”. Sau đây là những câu hỏi của tôi, có thể thiếu sót, nhưng chắc chắn sẽ giúp tôi đánh giá tốt hơn cơ hội và rủi ro trong tương lai nền kinh tế xứ này.Một quản lý quỹ thông minh thường biết bỏ qua những “gương và khói” (smoke and mirror), những hình thức đánh bóng hoành tráng để che đậy yếu kém và những chi tiết thực sự vô nghĩa với sự thành công của dự án. Các công dân có kiến thức và tầm nhìn cũng phải đánh giá một nền kinh tế thật chính xác, khoa học và cân bằng về hiệu quả của đồng tiền bỏ ra, qua thuế hay nợ công hay tiền in thêm (một hình thức thuế).

1. Sản phẩm hay dịch vụ trong mô hình kinh doanh

Như một doanh nghiệp, mỗi một quốc gia đều có thế mạnh cạnh tranh và đặc thù dân tộc trong những chủ đạo của nền kinh tế. Với yếu tố địa lý và dân số, Singapore đã thành công khi sử dụng dịch vụ tài chính quốc tế cho xứ sở. Mỹ có mũi nhọn công nghệ cấp cao và thị trường tiêu thụ khủng; trong khi Trung Quốc dựa vào mô hình sản xuất công nghiệp thông dụng cho toàn cầu. Nhật có lợi thế của một văn hóa rất tổ chức để thâu tóm thị trường tiêu dùng chất lượng; trong khi Ấn Độ biết lợi dụng lượng dân số có học, biết Anh ngữ để dành phần thắng trong công nghệ phần mềm.

Việt Nam đang đổ tiền đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực gì? Lĩnh vực đó có sản phẩm hay dịch vụ gì đặc thù hay có lợi thế cạnh tranh gì trên thương trường quốc tế? Chúng ta đang đầu tư dàn trải và xu thời hay chuyên sâu và bền vững? Sự lựa chọn sản phẩm và dịch vụ có thông minh và sáng tạo hay ngu xuẩn và sao chép?

2. Ban quản trị

Hai nhân tố quan trọng của nhà lãnh đạo là kiến thức và kinh nghiệm. Kiến thức đây không phải là bằng cấp, kiếm được từ trường lớp hay đi mua từ chợ, mà là một dòng suy tưởng và phân tích được bổ sung hàng ngày qua đám mây của nhân loại. Kinh nghiệm là những thành quả từ chiến trường thực sự, thua hay thắng, bằng công sức của chính mình và đội ngũ bao quanh.

Hai nhân tố trên sẽ giúp cho nhà lãnh đạo có một tầm nhìn xa, chính xác; cũng như một phán đoán sắc bén hơn khi trực diện những đòi hỏi của tình thế. Dĩ nhiên, lãnh đạo không thể đi xa hơn các nhân tài trong nhóm quản trị; giá trị thực của toàn đội ngũ cộng hưởng sẽ là vũ khí then chốt khi lâm trận.

Cho Việt Nam, ban quản trị kinh tế của chúng ta có hội tụ được những người giỏi nhất về kiến thức và kinh nghiệm để điều hành? Lãnh đạo có đủ tự tin để chiêu mộ những người tài giỏi hơn họ? Nhân sự lãnh đạo được tuyển chọn như thế nào, qua phe nhóm bè phái hay qua các kỹ năng và kinh nghiệm thực sự? Nhìn qua lý lịch và thành tích của 30 người quan trọng nhất đang điều khiển bộ máy kinh tế xứ này, người dân nhận định ra sao?

Và vấn đề đạo đức? Chúng ta có nên bắt chước vài quốc gia đòi hỏi một liệt kê tài sản của các lãnh đạo và gia đình họ, trước và sau khi nắm quyền? Chúng ta có dám để những chuyên gia hay định chế độc lập phân tích và phán xét nhân sự và bộ máy điều hành?

3. Kế hoạch tiếp thị

Một nhà hiền triết Trung Quốc dạy, “Muốn thống trị thiên hạ thì hãy phục vụ mọi người”. Phục vụ và đáp ứng được nhu cầu để khách hàng thỏa mãn là một kế hoạch tiếp thị thành công. Đây thực sự là một hành động liên tục, chứ không phải một vài khẩu hiệu khôn ngoan hay một cô người mẫu đẹp mắt trong một phút quảng cáo trên TV.

Trong nền kinh tế quốc gia, người dân là khách hàng, là nhà đầu tư và các quan chức là người bán hàng. Mục tiêu là sự thỏa mãn của “Thượng Đế”. Ngoài việc làm cho túi tiền của dân càng ngày càng phồng to, bộ máy lãnh đạo phải tạo thương hiệu, hay “niềm tin” của khách hàng vào chất lượng dịch vụ của mình. Ít nhất là họ phải tin rằng người bán sẽ giao đúng món hàng, đúng giờ và đúng giá… như lời hứa.

Trong các dịch vụ của chính phủ, quan trọng là công ăn việc làm, an ninh, y tế, giáo dục, môi trường, văn hóa và bảo hiểm xã hội cho những người kém may mắn. Ngoài ra, một nhiệm vụ “mềm” nhưng cần thiết là tạo niềm tin vào tương lai cho khách hàng với sự minh bạch, trung thực và sáng tạo.

Các lãnh đạo kinh tế ở Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu này chưa? Những người dân đang sinh hoạt hàng ngày có “tin” vào những giải pháp đề nghị, những dự án dài hạn, những thực thi luật lệ, những tiêu xài đa dạng của chính phủ? Cụ thể hơn, họ có tin là chính phủ đang làm tất cả để bảo đảm giá trị của đồng tiền VN, để khả năng thu nhập và mua sắm gia tăng đều đặn, để môi trường sống phù hợp với sức khỏe công cộng, để xã hội bớt bức xức về tệ nạn văn hoá?

4. Hiệu quả tài chính

Sau cùng, mọi nhà đầu tư đều muốn đồng tiền của mình được sử dụng hiệu quả và sinh lợi thường trực. Ngoài các con số về lợi nhuận và doanh thu, họ quan tâm nhất đến chỉ số hoàn trái (ROI: return on investment). Dù kế hoạch, ban quản trị, kỹ năng tiếp thị…có hay giỏi đến đâu, nhà đầu tư sẽ cho là vớ vẩn (BS) nếu công ty liên tục thua lỗ.

Câu hỏi người dân thường đặt ra cho mọi chính phủ là “trong nhiệm kỳ của ông hay bà, đời sống chúng tôi có khả quan hơn không?”. Về vật chất, về sức khỏe, về tinh thần, về tương lai con cái…tôi có nhiều hy vọng và lạc quan hơn không? Các ông bà đã đem tiền thuế, tiền nợ công, tiền các ông bà tự in ra…đầu tư vào những thứ gì và hiệu quả tài chính của chúng là thế nào? Các ông bà tiêu xài trong tiết kiệm và cẩn trọng số tiền của chúng tôi hay thích đi xây những văn phòng hoành tráng, mua những siêu xe, mở những tiệc tùng liên tục.. để hưởng thụ?

Dĩ nhiên, còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của bất cứ dự án đầu tư nào. Thời thế, may mắn, quan hệ, biến động xã hội, thiên tai…đều có thể trở thành những tác động chủ yếu. Nhưng chúng ta phải tùy thuộc vào những phân tích định lượng nêu trên để đánh giá cơ hội thành công của dự án; cũng như những rủi ro khiến chúng ta “tiền mất tật mang”.

Do đó, qua lăng kính của 4 góc nhìn chính, người dân có thể đoán được là các nhà lãnh đạo kinh tế Việt Nam có đủ khả năng đưa con thuyền này vượt sóng cao, ra biển lớn, ganh đua ngang hàng với mọi đối thủ và đối tác trong ngôi làng toàn cầu? Hay là chúng ta phải cầu nguyện mỗi ngày?

T/S Alan Phan là một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.

Graduation without Gown

148_6859266675_6589_n

Two years ago, there was a global meeting. 44 students from 20 countries of five continents made up a global encounter, conducted debates of global significance, enjoyed parties of global taste, and tried to develop a global perspective… Two years later, they are scattering around the globe … What remains after that global grouping? The answer is global friendship.

Never have I felt Leipzig was that far. I stayed calm here working while almost all friends gathered there celebrating that important ceremony. Two years of hard work culminated in an wonderful moment with graduation speech, hugs, tears, congratulations, and parties. I missed them all.
It is right time to reflect on what I have learned so far, and how much I want to do for my life. I have been quite easy with myself for a long time. It has not been the end of the world yet…

 

 

First encounter with Mekong River

I got to know the name of Mekong River since I was a child who was always keen on reading text books of my brother. The river for me is familiar as I come across the name everyday, on newspaper, in the books I read, on the TV program, in the verbal travelogues of my friends, but at the same time, a stranger as I have never seen it by my own eyes.

DSC09911


Three days ago, I met it unexpectedly. I went on a business trip to Luang Phabang, the old capital of Kingdom of Lan Xang or Land of a Million Elephants. It was not like a travel because I did not have time to read any single words about the city. So, I did not expect to meet Mekong there until an Lao friend told me the river I dinnered beside is the river I have heard of so many times but never met.

DSC09924
Me and Kuang Si Waterfall in Luang Phabang

In Luang Phabang, I had a chance to try Mekong’ weeds and fish. They were so tasty.

Hai tháng rồi

Quanh đi quanh lại cũng đã tròn hai tháng kể từ ngày về đến Việt Nam… Tự tin và hy vọng là thế, trở lại thực tế khắc nghiệt mới thấy mình vô dụng, vô dụng lắm cơ… Về chuyện gia đình, cái chung, cái riêng, cái tình, cái lý, trẻ già suy nghĩ khác nhau, quá khứ và hiện tại, cứ lẫn lộn, hổ lốn vào nhau chẳng gỡ ra được… Né tránh, chạy trốn. Về công việc, lúc nào cũng bận, bận thế, mà vẫn chưa làm được cái gì nên hồn như mong đợi. Chẳng viết được gì, chẳng đọc thêm, học thêm được gì. Sau hai năm, câu hỏi lớn trở lại: tiền đâu? Ngột ngạt, bức bối.

Tự nhiên muốn vác balô rời khỏi Hà Nội… đi hoang vài ngày. Mấy hôm trước vào Huế, sao mà thanh thản đến lạ. Ngày xưa mình yêu Hà Nội, bây giờ thấy nó là một không gian nhỏ bé và tù túng. Thèm chút vô tư.

Surprise Party – 28th BDay

One day before the defense, Kristin wakes me up at noon, asking me to go down to 12th floor to help her with computer stuff. Half-sleepy, half-awake, I dress up, take my laptop, and leave the room. Opening the door, I am so surprised to see close friends there, with cakes, candles, and birthday song.


From left to right, Kristin (Canada), Erol, kuzu Semra (Turkey), Peter (Belgium), and Lona (Portugal)


With Nona, little Anna (Poland) and Nina (Germany),


With Kristin and Mike, they all went along with me from Vienna to Wroclaw. Kristin is now hiking in Spain and Mike has just started his new job in the living sauna of Doha (Qatar)


Wroclaw, June 2008. I am 28th already.

Phát âm tiếng Anh (British English) – Phần II

Tiếp tục bài luyện phát âm các nguyên âm RP nhé:

/^/ – trong cut, love, but, cup – Âm giống âm [ă] của tiếng Việt, nhưng lưỡi đặt ở vị trí trung tâm (centre), khẩu độ mở miệng gần hết cỡ, môi dãn vừa (neutrally open) như trong biểu đồ nguyên âm phía trên. Hiện tại, có xu hướng âm /^/ tiến về phía trước thành [a] như trong loving, cup. Chú ý: người London phát âm /^/ giống [a] – ví dụ: lovely – và người dân vùng phía bắc nước Anh phát âm thành /u/: love, dustbin. Âm /^/ không khó với người Việt.

– /a:/ – trong start, father, park, car … Đây là một nguyên âm dài, nhưng không giống với âm [a] của tiếng Việt. Để tạo âm này, lưỡi cần thụt sâu vào phía vòm họng (back), miệng mở rộng hết cỡ và môi căng vừa. Cần phân biệt âm này và âm /ae/ với lưỡi đặt phía trước (front), và tối quan trọng là gán ghép hai nguyên âm này giống âm [a] của tiếng Việt, được tạo ra hoàn toàn bởi âm thanh tạo từ thanh quản mà không có sự can thiệp của các cơ quan phát âm khác như vị trí lưỡi, độ mở miệng, và độ dài của âm.

– /o/ – trong lot, odd, pot, not … là nguyên âm ngắn, âm thanh giống âm [o] tiếng Việt, những khác ở chỗ để tạo âm /o/ thì cần đẩy cuống lưỡi vào vào phía trong (back), miệng mở hết cỡ, tròn môi.

– /o:/ – trong thought, law, draw … là một nguyên âm dài, âm thanh giống âm [ô] của tiếng Việt (khác với âm /o:/ của tiếng Anh – Mỹ), lưỡi vẫn ở vị trí phía sau, nhưng cuống lưỡi dâng cao hơn, khẩu độ mở miệng vừa phải, tròn môi.

Phát âm tiếng Anh (British English) – Phần 1

Dạo này học xong rồi, mải chơi quá nên không viết lách gì. Thời gian cũng trôi qua nhanh quá, và đến lúc tớ phải tiếp tục tổng kết những gì tớ thu lượm được, hoàn thành những chuỗi bài còn dang dở. Bài viết lần này giới thiệu cụ thể về các âm tiếng Anh nhằm giúp các bạn muốn học tiếng Anh một cách sâu sắc có thể tiếp cận được với hệ thống âm tiếng Anh một cách có hệ thống và trong so sánh với âm tiếng Việt.

Trong bài trước Huyền có nhắc đến yếu tố “exposure”, tức là môi trường và điều kiện để thực hành tiếng. Rất đồng ý với bạn, vì không thực hành (practice) bằng cách phương pháp khác nhau nghĩa là ngôn ngữ không được sử dụng, và kỹ năng không được luyện rèn, không thể thuần thục. Nhưng, khả năng bắt chước hay mô phỏng (imitate) của mỗi người khác nhau và có xu hướng yếu dần theo độ tuổi. Kể cả sử dụng “shadowing” không phải lúc nào cũng hiệu quả, nếu phát âm sai ngay từ đầu. Vì vậy, Hải cho rằng những học viên trẻ tuổi cần phải có chút ít kiến thức lý thuyết về sự khác biệt trong tạo âm và từng âm tiết giữa tiếng Anh và tiếng Việt để dẫn hướng cho việc luyện tập có hiệu quả.

Sự luyện âm cần sự kiên trì, 6 tháng đến một năm tùy theo lứa tuổi, với sự đều đặn hàng ngày để hình thành một hệ thống hộp âm cơ bản mới khác hoàn toàn với hệ thống hộp âm tiếng Việt chúng ta đã có. Thời gian đầu của sự luyện âm, các bạn sẽ thấy sự hiệu quả trong thực hành tiếng giảm bớt do chú trọng vào từng âm tiết. Nhưng nếu bạn là người muốn học ngoại ngữ cho ra học, thì cần phải đầu tư thời gian và công sức như vậy. Nếu chỉ học một cách nửa vời hay à ơi, thì bạn sẽ không bao giờ thấy được tác dụng. Như đã nói ở các bài trước, luyện âm là cơ sở để các bạn nói được và nghe được ở trình độ cao cấp, giúp các bạn giao tiếp hiệu quả phục vụ cho học tập và công việc.

Chúng ta bắt đầu với hệ thống nguyên âm (vowel) với vai trò là trung tâm của âm tiết (syllable), được tạo bởi thanh âm qua các cấu hình phát âm khác nhau của các cơ quan tạo âm (môi, răng, lưỡi, …). Có ba loại nguyên âm: đơn, đôi và ba.

Nguyên âm được đặc trưng bởi ba thước đo:
– độ dài (quantity -length) và
– chất lượng âm, gồm 4 thành phần là, vị trí của lưỡi, vị trí của ngạc mềm (soft palate), vị trí của môi (lips), và độ căng các cơ (muscle tension).

Trong các bài tới, khi giới thiệu về từng âm, tôi sẽ miêu tả các âm của Received Pronunciation (RP) dựa trên các đặc tính đó. Để dễ nhớ, các bạn có thể đặt các nguyên âm vào “biểu đồ nguyên âm” (vowel chart) như ảnh đính kèm phía trên. Các bạn tự so sánh với phát âm của mình nhé. Nên chuẩn bị sẵn các sách vở, băng đĩa của các sách phát âm về để đối chiếu và thực hành, ghi lại âm của mình để kiểm tra, …

NGUYÊN ÂM ĐƠN:

– /i:/ – trong see, heel, tea … đơn giản là i dài để phân biệt với /i/ (ngắn): về mặt âm /i:/ giống i của tiếng Việt nhưng độ dài hơn và căng hơn. Lưỡi ở vị trí ngay sau răng (front), miệng khép (slightly close) và môi căng (lips spread) khi bạn kéo hai mép về hai bên. Nhìn vào gương thấy rất rõ.

– /i/ – trong sit, hill, tit … gọi là i ngắn. Về mặt âm vực, /i/ tạo ra ngắn, gọn và nhẹ nhàng. Vị trí lưỡi giống với /i:/, dù có hơi thấp hơn một chút. Miệng mở rộng hơn /i:/ nhưng vẫn ở mức khép hờ, và môi có dãn nhưng không căng như /i:/.

Chú ý: khi bạn mới nghe, tương đối khó để phân biệt được về độ dài của âm. Nhưng khi bạn nghe hai âm trong hai từ seat vs. sit (có phụ âm cuối) thì thấy khác biệt rõ. /t/ ở trong seat cũng nghe rõ hơn so với /t/ trong sit.

Âm [i] trong tiếng Việt chỉ có một, không phân biệt dài hay ngắn. Và âm [i] của tiếgn Việt cũng không có quy định chặt chẽ về độ dài cũng như vị trí của môi và lưỡi.

– /e/ – trong dress, bed, head, … Âm ngắn, lưỡi đặt ở phía trước (front), miệng mở trung bình (half-open, half-close) và môi căng nhẹ (loosely spread).

Chú ý: Âm thanh giống âm /e/ của tiếng Việt.

– /ae/ – trong trap, bad, hat… Âm này nghe gần giống với âm [a] của tiếng Việt, nhưng không hẳn vậy, âm bắt đầu bằng /e/ và kết thúc bằng [a] của tiếng Việt. Đây vẫn là nguyên âm đơn, mặc dù đều là âm ngắn nhưng nó là âm dài nhất trong số các nguyên âm đơn,. Lưỡi đặt ở phía trước (front), khẩu độ mở lớn hơn /e/ và môi mở rộng. Cần quan sát thêm trong sách phát âm.

Độ dài nguyên âm này càng được tăng cường sau các âm lenis như: d, b, g, dz, m, n … nhưng không dài như nguyên âm đôi (dipthong).